Trúc chỉ – Nghệ thuật giấy của người Việt

Sự biến hóa của giấy

Từ năm 2012, trong dòng chảy mỹ thuật Việt xuất hiện một loại hình nghệ – thuật – giấy, giấy – nghệ – thuật mới; được nhà văn, dịch giả Bửu Ý định danh là “Trúc chỉ”. Theo ông Bửu Ý, với hình ảnh tre, trúc là biểu tượng văn hóa và tinh thần Việt; Trúc chỉ chính là tên gọi một loại hình giấy – nghệ – thuật mới của người Việt (chứ không phải chỉ là giấy tre/ bamboo paper). Trúc chỉ khai thác hầu hết các nguyên liệu xơ sợi sẵn có từ rơm, tre, mía, chuối, bèo, bắp, dứa, dâu, lá, cỏ…

Bước đầu tiên

Quy trình chế tác Trúc chỉ gồm hai công đoạn chính. Một là quy trình làm giấy truyền thống. Nguyên liệu thô được ngâm, nấu với vôi, nghiền, giã thành bột giấy, rồi được “seo” thành tấm giấy trên khung “seo”.

Đồ họa Trúc chỉ

Thuật ngữ kỹ thuật “đồ họa Trúc chỉ” (trucchigraphy) được hình thành từ sự vận dụng các yếu tố: quy trình chế tác giấy thủ công truyền thống, kỹ thuật tạo áp lực nước (khá phổ biến ở một số nước), và các nguyên lý của nghệ thuật đồ họa.

Mời bạn xem toàn bộ bài viết trên Google Arts & Culture.

Scroll to Top