Về chúng tôi

Trúc Chỉ là tên gọi của loại Nghệ thuật - giấy, Giấy - nghệ thuật mới của Việt Nam dựa trên cơ sở nghề giấy truyền thống; với hàm ý Tre trúc là biểu tượng của Văn hóa và tinh thần Việt.
Trúc Chỉ là kết quả của công trình khoa học do Họa sĩ Phan Hải Bằng cùng các cộng sự nghiên cứu và phát triển từ năm 2000 đến nay. Kỹ thuật đồ họa Trúc Chỉ là công nghệ của nghiên cứu, được khai thác và phát triển bởi CTY TNHH NGHỆ THUẬT TRÚC CHỈ VIỆT NAM .

Câu chuyện của Trúc Chỉ

Trong khoảng thời gian sau Đổi mới, giới họa sĩ đồ họa Việt Nam luôn thiếu thốn giấy đặc chủng để hoàn thiện tác phẩm từ các kỹ thuật chất liệu in ấn, ngoài loại giấy có tên thường gọi là “xốp Đức” và một số loại giấy thông thường khác. Mặt khác, các họa sĩ cũng khát khao tìm kiếm những biểu hiện khác nữa của giấy - nền cho các bản in.

Năm 2007: Nghiên cứu giấy thủ công ở Thái Lan

Do đó từ năm 2000...

Họa sĩ Đồ họa Phan Hải Bằng (giảng viên Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế) đã cùng các cộng sự liên tục thử nghiệm, tìm tòi cách tạo nên loại giấy đặc chủng cho các kỹ thuật chất liệu in ấn. Sau hơn 10 năm trăn trở, một loại hình Giấy - nghệ - thuật, Nghệ - thuật - giấy mới của Việt Nam dựa trên cơ sở nghề giấy truyền thống đã ra đời. Nghệ - thuật Giấy, Giấy - nghệ - thuật này được hình thành từ ý niệm cốt lõi: “Mang lại cho Giấy thêm khả năng, ‘thoát’ khỏi thân phận làm ‘nền’ để trở thành tác phẩm tự thân, độc lập”.

Tháng 04/2012 “Trúc Chỉ” được khai sinh

Nghệ - thuật Giấy, Giấy - nghệ - thuật mới này được Nhà văn, Dịch giả Bửu Ý lập danh là “Trúc Chỉ” với ý nghĩa hình tượng cây tre/trúc là biểu tượng văn hóa và tinh thần Việt. Rơm, tre, mía, chuối, dâu, dướng, dó, dứa, lá, cỏ…, các phụ phẩm nông nghiệp khác đều là nguyên liệu sử dụng để tạo ra “xơ sợi” chế tác tranh và nghệ phẩm Trúc Chỉ.

Tháng 09/2013, Công ty TNHH Nghệ thuật Trúc Chỉ Việt Nam chính thức thành lập

Đồng thời, kể từ năm 2013 trở đi, dưới sự quản lý, điều hành của Họa sĩ Ngô Đình Bảo Vi (tốt nghiệp Đồ họa Thiết kế ĐH Mỹ thuật TP. HCM), Trúc Chỉ bắt đầu tập trung hơn vào mảng Nghệ thuật ứng dụng. Hệ thống thuật ngữ kỹ thuật “Đồ họa Trúc chỉ/Truc chi Graphy” cũng trở thành một hệ thống thuật ngữ kỹ thuật đồ hoạ mới của Việt Nam trên thế giới, do Trúc Chỉ sáng tạo nên, đang được Trúc Chỉ ứng dụng trong sáng tạo, liên tục nghiên cứu để ngày càng hoàn thiện hơn.

Năng lượng Trúc Chỉ

Chân dung của những người Thầy, Người Tri Kỷ đã ủng hộ và góp phần “xây dựng” nên Trúc Chỉ.

Người Lập chí

Vua Nguyễn Hoằng Tông Khải Định

Với chỉ dụ: “đặc trưng của một dân tộc được biểu thị qua các sản phẩm nghệ thuật. Đó là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội, nghi lễ chính trị và hình ảnh tâm hồn của dân tộc đó…”.

Người Lập ngôn

Sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh

 Người đã gắn cho Trúc Chỉ chữ Hạo Nhiên, chỉ chí khí và chánh niệm. 

Người Lập danh

Thầy Bủu Ý

Tháng 04/2012, loại hình nghệ thuật mới này được Nhà văn, Dịch giả Bửu Ý định danh là “Trúc Chỉ” với ý nghĩa hình tượng cây tre/trúc là biểu tượng văn hóa và tinh thần Việt.

Người Lập trí

Thầy Nguyễn Hữu Thông

 Người chủ biên rất nhiều đầu sách về văn hóa Huế, người hỗ trợ tri thức cho Trúc Chỉ. 

Người Lập địa

Phan Thanh Bình

Nguyên hiệu trưởng ĐH Nghệ thuật Huế, người đã cho phép mở xưởng giấy thực nghiệm đầu tiên tại trường. 

Người lập thương

Võ Văn Quân

Người đã đồng hành và hỗ trợ cho Trúc Chỉ ngay từ những ngày đầu tiên…

Tầm nhìn

Sứ mệnh

“Mang lại cho giấy thêm khả năng, “thoát” khỏi thân phận làm “nền” để trở thành một tác phẩm tự thân và độc lập."

Giá trị cốt lõi

Thẩm mỹ - Giáo dục - Xã hội

Sáng tạo - Cống hiến - Chia sẻ

Scroll to Top