Triển lãm nghệ thuật “Tây hiên”- Hoạt động tiền Festival Huế

 

 

Triển lãm nghệ thuật “Tây hiên” – nơi gặp gỡ của các cung bậc cảm xúc

Nhóm tác giả và ông Nguyễn Phước Hải Trung, ông Phan Thanh HảiTriển lãm nghệ thuật “Tây hiên” khai mạc chiều tối 9/4/2014 khi ánh tà dương phủ trên mái Tây Khuyết Đài, Đại Nội Huế. “Tây hiên nhật chiếu” là đề từ của triển lãm này, một trong những chương trình mở đầu cho Festival Huế 2014 – Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển.Huefestival.

https://www.facebook.com/tayhienexhibition 

Khi ngày và đêm gặp gỡ, khi thời gian chuyển mình theo áng trời chiều, con người cũng theo đó mà cảm thấu rõ nhất lòng mình, lòng người. Vì thế, không gian Tây Khuyết Đài, Đại Nội Huế là một sự lựa chọn đầy tinh tế  để làm điểm trình bày các tác phẩm hội họa và nghệ thuật sắp đặt của nhóm nghệ sĩ trẻ: Nam Thành Trung, Lại Thanh Dũng, Ngô Đình Bảo Vi, Trần Viết Thục và Trần Ánh Phi. Năm phong cách, năm cách tư duy và thể hiện nhưng họ đồng điệu cùng nhau ở điểm biết trân trọng và khao khát được góp sức gìn giữ, làm mới những giá trị truyền thống. Các nghệ sĩ khiến những giá trị vô hình như tình yêu ấm áp, dòng sông thời gian, con người đến từ quá khứ,… hiện hình lên trên nền vật liệu đa dạng như sơn mài, sơn dầu, acrylic, Trúc chỉ……..

….

Đặc biệt ở triển lãm này, nghệ thuật Trúc chỉ là một loại hình nghệ thuật dựa trên cơ sở giấy thủ công nghệ thuật từ Tre. Khởi xướng từ năm 2011 bởi họa sỹ Phan Hải Bằng cùng các cộng sự, dự án “Nghệ thuật Trúc chỉ Việt Nam có tôn chỉ “Phép cộng và sự Trở về” nhằm tạo dựng một giá trị mới cho nghề chế tác giấy thủ công từ cây Tre. Trong đó, bằng sức trẻ của mình, hai nghệ sĩ Ngô Đình Bảo Vi và Trần Ánh Phi đã thể nghiệm ý tưởng nghệ thuật trên nền giấy Trúc chỉ thành tác phẩm sắp đặt nghệ thuật “… vì tình yêu là đủ cho tình yêu…” và bốn bức tranh khổ lớn mang tên “Sông ơi”.

Một giá trị thực tiễn đáng lưu tâm của giấy Trúc chỉ là nền chất liệu cho các ngành thủ công mỹ nghệ như làm lồng đèn giấy truyền thống, cho nghệ thuật Thư pháp, tranh cổ truyền,… Nghệ nhân tranh làng Sình – ông Kỳ Hữu Phước dành sự quan tâm đặc biệt với loại hình giấy Trúc chỉ ở mặt khả năng ứng dụng trong việc làm mới lạ tranh truyền thống của làng Sình. Ông cho biết khi chế tác tranh Làng Sình trên chất liệu Trúc chỉ sẽ mang đến cho loại hình nghệ thuật này một hình thức mới, đưa tranh Làng Sinh đến với công chúng rộng rãi hơn.Triển lãm nghệ thuật Tây hiên được trưng bày từ 09 đến 20/4 trong khuôn khổ Festival Huế 2014 tại Tây Khuyết Đài, Đại Nội Huế. Thời gian tham quan và cảm thụ lý tưởng nhất là từ 16h chiều đến tối, khi ấy du khách có thể đắm mình trong chiều sâu của không gian nghệ thuật nơi này.

Nguồn: Việt Nam Trúc Chỉ A

Scroll to Top