Nghệ thuật Trúc Chỉ lần đầu tiên "công diễn" Châu Âu

Nghệ thuật Trúc Chỉ Việt Nam lần đầu tiên “công diễn” Châu Âu

Lần đầu tiên, Trúc Chỉ – một loại hình nghệ thuật mới và độc đáo của Huế và Việt Nam “công diễn” ở Châu Âu (Pháp) với tư cách là thành tố của dự án nghệ thuật Overseas gây bất ngờ với công chúng Pháp.

Nghệ thuật Trúc chỉ Việt Nam lần đầu tiên “công diễn” Châu Âu
Nghệ thuật Trúc Chỉ đối thoại với vũ điệu, ánh sáng, không gian trong Overseas. Ảnh: T.L

Overseas- một dự án Nghệ thuật được tổ chức tại Musee des Confluences (Lyon- Pháp) với sự quy tụ của nhiều loại hình nghệ thuật, nhiều nghệ sĩ Việt Nam từ nhiều quốc gia và vùng miền trên thế giới.

Như tên gọi của Bảo tàng Confluences (Hợp lưu- nơi gặp gỡ của các dòng sông), Overseas là sự tụ hội những dòng chảy sáng tạo khác biệt mang tinh thần Việt trong và ngoài quốc gia.

Overseas quy tụ của nhiều loại hình nghệ thuật, nhiều nghệ sỹ Việt Nam từ nhiều quốc gia và vùng miền trên thế giới. Ảnh: T.L
Overseas quy tụ của nhiều loại hình nghệ thuật, nhiều nghệ sĩ Việt Nam từ nhiều quốc gia và vùng miền trên thế giới. Ảnh: T.L

Đó là Nguyên Lê, nhạc sĩ Jazz đương đại người Pháp gốc Việt “…là một trong những người sáng tạo nhất trong số nhiều người chơi nhạc Jazz khám phá cuộc hôn nhân của loại “âm nhạc cổ điển của Mỹ” với âm nhạc truyền thống từ mọi nơi khác, anh tập trung vào nguồn gốc của mình: Việt Nam.

Là nghệ sĩ tài hoa, đa năng Tuấn Lê; người đã là đồng tác giả; khám phá, kết nối, đạo diễn và cũng là linh hồn của Overseas, như đã từng cùng với các cộng sự Lune Production dựng nên những chương trình nghệ thuật mang đậm dấu ấn Việt: Làng tôi, À Ố, Teh Dar…

Là những nghệ sĩ xiếc, múa… còn trẻ và rất trẻ người Việt và gốc Việt từ nhiều nơi trên thế giới: Hong Nguyen Thai, Dennis Mac Dao đến từ Đức, Lê Nhật- Nam từ Pháp, Vu Laurence từ Canada, Đỗ Hải Anh từ Sài gòn

Là Ngô Hồng Quang, một chất giọng ma mị và khả năng chơi nhiều nhạc cụ, đặc biệt là các nhạc cụ truyền thống Việt Nam, hiện sống ở Hà Lan.

Là Nguyễn Trung Bảo, một tay beatbox sôi động đến từ Mỹ;

Alex Trần với đôi bàn tay ma thuật cùng bộ gõ sống ở Paris;

Illya Amar với dàn Vibraphone đa âm điệu kỳ ảo; Cyril, chuyên gia ánh sáng, sống ở Nante, từng có nhiều duyên nợ với Việt Nam qua các chương trình: Làng tôi, À ố, Festival Huế…

Là Lân Maurice Nguyễn với kinh nghiệm sống và nghề nghiệp phong phú ở giữa hai quốc gia Pháp Việt, người đã cùng Nguyễn Nhất Lý, Tuấn Lê, Nguyễn Tấn Lộc… dựng nên những kỳ tích: Làng Tôi, À Ố, Teh Dar, Sương sớm…

Overseas quy tụ của nhiều loại hình nghệ thuật, nhiều nghệ sỹ Việt Nam từ nhiều quốc gia và vùng miền trên thế giới. Ảnh: T.L
Và Trúc Chỉ trong Overseas không chỉ làm nền… Ảnh: T.L

Và đặc biệt nhất là nghệ thuật Trúc Chỉ, một loại hình nghệ thuật mới, một giá trị mới được hình thành và xây dựng trên nền tảng tiếp biến văn hóa các giá trị truyền thống, đến từ Huế, Việt Nam.

Trong Overseas, Trúc Chỉ không chỉ như một phần nền trang trí và phục trang, đạo cụ đơn thuần, mà là một thành tố tham gia trực tiếp vào chương trình như một thực thể gắn kết, đối thoại và tương tác với giai điệu, vũ đạo, ánh sáng, không gian và con người…  

Mà là những cuộc đối thoại... Ảnh: T.L
Mà là những cuộc đối thoại… Ảnh: T.L
 
 
 
 

Song song là triển lãm “Trúc Chỉ- Lời của sông” phiên bản 2017 (từng triển lãm ở Bảo tàng Đà Nẵng và Viện Gothe) được bày ở sảnh dẫn vào nhà hát như một sự dẫn dắt thị giác cho khán giả trước khi vào vở diễn và cũng là điểm nhấn sau cùng khi ra khỏi vở diễn.

Họa sĩ Phan Hải Bằng - người sáng lập Trúc chỉ tại triển lãm “Trúc chỉ - lời của sông” ở Lion (Pháp). Ảnh: TL
Họa sĩ Phan Hải Bằng – người sáng lập Trúc Chỉ tại triển lãm “Trúc Chỉ – lời của sông” ở Lion (Pháp). Ảnh: TL

Theo họa sĩ Phan Hải Bằng, người sáng lập dự án nghệ thuật Trúc Chỉ thì khán giả đón nhận dự án Overseas và Trúc Chỉ một cách nồng nhiệt và háo hức như một cách hiểu khác hơn về Việt Nam thông qua cánh cửa của văn hóa và nghệ thuật.

Triển lãm “Trúc chỉ - lời của sông” phiên bản năm 2017. Ảnh: T.L
Triển lãm “Trúc Chỉ – lời của sông” phiên bản năm 2017. Ảnh: T.L

Trúc Chỉ là một thành tố tham gia trực tiếp vào một chương trình nghệ thuật như một thực thể gắn kết, đối thoại và tương tác với giai điệu, vũ đạo, ánh sáng, không gian và con người là chuyện không mới ở Việt Nam (gần nhất là đêm nhạc “Cõi quê” của Trần Quế Sơn). Nhưng đây là lần đầu tiên xuất hiện ở trời Tây và gây được tiếng vang.

Và với họa sĩ Phan Hải Bằng, với định hướng xây dựng một giá trị văn hóa Việt mới thì chuyến phiêu du lần này là một trong những cột mốc mà Trúc Chỉ đã đạt đến trong hành trình xây dựng và nuôi dưỡng một giá trị Việt.

Nguồn: Báo Lao Động

Scroll to Top