TRẠI SÁNG TÁC ĐỒ HỌA HUẾ LẦN THỨ HAI – 2014

I. ĐƠN VỊ TỔ CHỨC:

– Trường Đại học Nghệ thuật- Đại học Huế
– Chi hội Mỹ Thuật Việt Nam tại TT Huế
– Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế

Đồng tổ chức và điều hành:
– New Space Arts Foundation
– Vietnam TRÚC CHỈ Art

II. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM:

– Từ: 20 đến 30 tháng 6 năm 2014
 -Tại: – Trường Đại học Nghệ thuật-ĐH Huế – 10 Tô Ngọc Vân – Huế
– New Space Arts Foundation, 15 Lê Lợi – Huế.

III. BAN CỐ VẤN:

Hs. Lê Huy Tiếp – Hội Mỹ thuật Việt Nam
Hs Đặng Mậu Tựu- Hội Mỹ thuật Việt Nam.
Hs. Lê Văn Ba- Phó Chủ nhiệm Bộ môn Đồ Họa- ĐH Nghệ thuật- ĐH Huế
Ths. Nguyễn Thiện Đức – Chủ tịch Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế
Ths. Nguyễn Thị Hải Hòa- Chủ nhiệm Bộ môn Đồ họa- ĐH Nghệ thuật- ĐH Huế

IV. BAN TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH
Ts. Phan Thanh Bình- Hiệu trưởng ĐH Nghệ thuật- ĐH Huế
Th.s Phan Hải Bằng- Bộ môn Đồ họa- ĐH Nghệ thuật- ĐH Huế.
Hs. Trần Văn Quân- Trưởng Ngành Đồ họa- Hội Mỹ thuật TP HCM.
Ts. Nguyễn Nghĩa Phương- Chi hội trưởng Chi hội Đồ họa Hà Nội, giảng viên Khoa Đồ họa – Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam.
Hs. Lê Đức Hải- Giám đốc New Space Arts Foundation – Huế.

– Phối hợp Điều hành:
o Nguyễn Khải Hoàn
o Nguyễn Khắc Tài
o Hồ Phương Thảo
o Trần Thanh Dung
o Ngô Đình Bảo Vi
– Tài chính:
o Hoàng Như Ngọc Quỳnh
– Thiết kế:
o Nguyễn Phước Nhật
– Photographers:
o Đào Duy Tùng
o Trần Vũ Tuấn Minh
– Phụ trách Tình nguyện viên:
o Trần Thị Như Hải

 NỘI DUNG VÀ MỤC ĐÍCH
Trong những năm gần đây, nghệ thuật đồ họa tranh in đã lấy lại được vị trí của mình trong lòng người thưởng ngoạn bằng những sự cập nhật và thích ứng với xu thế đương đại. Những thành tựu của tranh in thời gian vừa qua có được là nhờ những cố gắng và nỗ lực không ngừng của các trường Mỹ thuật trên cả nước, Hội Mỹ thuật Việt Nam và các cá nhân say mê, nhiệt tình với thể loại nghệ thuật này. Tuy nhiên, so với các ngành mỹ thuật khác hay so với mặt bằng chung của khu vực, quan niệm và cách nhìn nhận của khá nhiều người, trong đó kể cả các họa sỹ ở Việt Nam, về đồ họa tranh in vẫn còn cứng nhắc, chưa cởi mở và cập nhật những gì đã và đang diễn ra trên thế giới. Nó gần như vẫn được xem là một loại hình mang nặng tính tỉ mẩn, phức tạp, rối rắm về kỹ thuật, chất liệu và đòi hỏi tốn nhiều thời gian, công sức cũng như các trang thiết bị chuyên dụng đắt tiền. Đây là một thực tế góp phần cản trở công việc thực hành, ứng xử và thưởng thức nghệ thuật tranh in. Sinh viên nghệ thuật e ngại ngành học này, công chúng cũng cảm thấy xa lạ (vì thiếu thông tin), nghệ sỹ cũng xem đó là một thể loại phức tạp…
Trước thực tế đó, đã có nhiểu nỗ lực từ Hội Mỹ thuật cho đến các tổ chức, cá nhân nghệ sỹ nhằm mở rộng quan niệm về Đồ họa tranh in thông qua giới thiệu các hình thức, kỹ thuật chất liệu gần gũi, thân thiện và mong muốn đưa môn nghệ thuật này về lại vị trí của nó như một phương tiện nghệ thuật ngang bằng các phương tiện khác.
Cho đến nay, trên thế giới không chỉ có các kỹ thuật, chất liệu đồ họa đòi hỏi phương tiện, thiết bị hiện đại hay quá trình thể hiện tranh in phức tạp, cầu kỳ như khắc kim loại, khắc gỗ, in lưới, in đá truyền thống. Bên cạnh đó còn rất nhiều cách thức thực hành tiện dụng, nhanh mà rất hiệu quả như in gôm, in cyanotype là các kỹ thuật phơi chụp bằng ánh sáng mặt trời hay các kỹ thuật in litho, in độc bản không cần hóa chất … Ngoài ra, xu thế mới trong thực hành tranh in đang thịnh hành trên thế giới là đưa tranh in vào môi trường không gian 3 chiều (sắp đặt, book art) hay 4 chiều (video).
Một trong những nỗ lực đáng kể theo hướng xã hội hóa hoạt động mỹ thuật trong vài năm gần đây là việc tạo dựng một dạng trại sáng tác đồ họa “phi bao cấp”: Trại sáng tác Đồ họa Huế. Trại sáng tác Đồ họa Huế lần Thứ Nhất – 2011 (1st HPW) đã được tổ chức rất thành công với sự tham gia của 24 họa sỹ đến từ Huế, Hà Nội, TP HCM và Thái Lan vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 năm 2011. Đó là những nỗ lực của một số cá nhân họa sỹ tâm huyết cùng sự hỗ trợ của Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế, Trường Đại Học Nghệ thuật- ĐH Huế và các đơn vị tài trợ khác.

Chương trình hoạt động của sự kiện này bao gồm:
– Giới thiệu các thể loại và hình thức mới trong thực hành đồ họa tranh in như: Nghệ thuật sách (Book Art), Sắp đặt tranh in…
– Ứng dụng các phương tiện, kỹ thuật thể hiện mới trên các chất liệu đồ họa sẵn có: lithograph trên bản giấy, bản nhôm offset, bản gỗ,…gumprint, cyanotype, Trúc chỉ… để sáng tác các tác phẩm đồ họa hai chiều hay các tác phẩm nghệ thuật sách, sắp đặt.
– Giới thiệu các kỹ thuật chất liệu ứng biến từ loại hình khác vào nghệ thuật đồ họa:TRÚC CHỈ.
– Triển lãm các tác phẩm mới được sáng tác của các nghệ sỹ của ba miền, bao gồm mọi kỹ thuật, chất liệu và phương thức thể hiện: từ khắc gỗ hiện đại, khắc kim loại,…cho tới in gián tiếp trên các chất liệu, sắp đặt tranh in, tác phẩm sách.
– Tọa đàm về một số vấn đề của nghệ thuật đồ họa: quan niệm đồ họa hiện đại, đồ họa trong dòng chảy nghệ thuật đương đại, các phương thức thể hiện đồ họa mới v.v…
Tất cả các hoạt động trên trong khuôn khổ 2nd HPW nhằm góp phần củng cố lại cho công chúng, sinh viên nghệ thuật, và những người quan tâm đến nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật Đồ họa có thêm những hiểu biết về:
– Thực hành nghệ thuật Đồ họa là công việc không chỉ dành cho những họa sỹ được đào tạo bài bản, mà còn dành cho tất cả những ai yêu thích, do bởi sự đa dạng, dễ kiếm, dễ thích nghi của các kỹ thuật, chất liệu mới được mở rộng. Từ đó làm cho Đồ họa trở nên gần gũi hơn, làm cho mọi người không còn e dè hoặc xa lạ với nghệ thuật Đồ họa như trước đây.
– Ngoài tính chất tinh xảo, tỉ mỉ trong ngôn ngữ biểu hiện, nghệ thuật Đồ họa còn có thể mang hơi thở tươi rói của cuộc sống bằng những hình thức thể hiện nhanh chóng, mạnh mẽ, cập nhật…với những kỹ thuật đơn giản, nhanh gọn hay với những kỹ thuật thuộc nền công nghệ cao.
– Nghệ thuật Đồ họa không chỉ gói gọn trong ý niệm về khuôn in, bản in tĩnh… hay trong giá trị tự thân của nó, mà còn sẵn sàng là phương tiện, là cầu nối hoặc chính bản thân nó tham dự trực tiếp vào cuộc chơi nghệ thuật đương đại một cách tự nhiên, thông qua các hình thức: đồ họa ba chiều, đồ họa sắp đặt, stop motion…
– Đồ họa cũng như các loại hình nghệ thuật thị giác khác, không còn khu biệt trong một khái niệm chuyên ngành nữa, mà là một giá trị sẵn sàng nối kết để tạo nên giá trị tổng hòa cho cuộc chơi nghệ thuật thị giác.

Trước thực tế đó, đã có nhiểu nỗ lực từ Hội Mỹ thuật cho đến các tổ chức, cá nhân nghệ sỹ nhằm mở rộng quan niệm về Đồ họa tranh in thông qua giới thiệu các hình thức, kỹ thuật chất liệu gần gũi, thân thiện và mong muốn đưa môn nghệ thuật này về lại vị trí của nó như một phương tiện nghệ thuật ngang bằng các phương tiện khác.

Cho đến nay, trên thế giới không chỉ có các kỹ thuật, chất liệu đồ họa đòi hỏi phương tiện, thiết bị hiện đại hay quá trình thể hiện tranh in phức tạp, cầu kỳ như khắc kim loại, khắc gỗ, in lưới, in đá truyền thống. Bên cạnh đó còn rất nhiều cách thức thực hành tiện dụng, nhanh mà rất hiệu quả như in gôm, in cyanotype là các kỹ thuật phơi chụp bằng ánh sáng mặt trời hay các kỹ thuật in litho, in độc bản không cần hóa chất … Ngoài ra, xu thế mới trong thực hành tranh in đang thịnh hành trên thế giới là đưa tranh in vào môi trường không gian 3 chiều (sắp đặt, book art) hay 4 chiều (video).
Một trong những nỗ lực đáng kể theo hướng xã hội hóa hoạt động mỹ thuật trong vài năm gần đây là việc tạo dựng một dạng trại sáng tác đồ họa “phi bao cấp”: Trại sáng tác Đồ họa Huế. Trại sáng tác Đồ họa Huế lần Thứ Nhất – 2011 (1st HPW) đã được tổ chức rất thành công với sự tham gia của 24 họa sỹ đến từ Huế, Hà Nội, TP HCM và Thái Lan vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 năm 2011. Đó là những nỗ lực của một số cá nhân họa sỹ tâm huyết cùng sự hỗ trợ của Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế, Trường Đại Học Nghệ thuật- ĐH Huế và các đơn vị tài trợ khác.

Để tiếp nối các hoạt động này, nhằm duy trì và phát triển mục đích:
– Tạo sự kết nối giữa các nghệ sỹ đồ họa 3 miền của Việt Nam và nghệ sỹ quốc tế.
– Tạo dựng hoạt động Workshop Đồ họa chuyên nghiệp có tính chất định kỳ.
– Cập nhật và thực hành các thể loại, kỹ thuật, chất liệu đồ họa mang tính cởi mở và phóng khoáng, gần gũi, dễ thực hiện và bắt kịp xu thế đương đại trên thế giới.
– Tiếp tục các dự án nghệ thuật đồ họa trong thời gian tiếp theo.
Trại sáng tác Đồ họa Huế lần Thứ hai – 2014 (2nd HPW) được tổ chức vào tháng 6 năm 2014. Sự kiện này sẽ tiếp tục được triển khai theo hướng xã hội hóa, kết hợp sự hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị Nhà nước nhằm tiếp nối sự kiện lần thứ nhất để khẳng định lại những giá trị đã đạt được, đồng thời cập nhật và phát triển thêm vị trí của nghệ thuật đồ họa trong bối cảnh chung của nghệ thuật đương đại Việt Nam, cũng như thế giới.
Chủ đề của Workshop:
– Đồ họa với nghệ thuật đương đại
– Đồ họa với sự giải phóng khỏi khung kính
– Đồ họa với xu hướng thân thiện, gần gũi trong sáng tác và thưởng thức

Các thể loại và kỹ thuật được giới thiệu trong Workshop:
– Nghệ thuật sách (Book Art) – Vũ Đình Tuấn
– Sắp đặt tranh in (Printmaking Installation) – Nguyễn Nghĩa Phương
– Nghệ thuật TRÚC CHỈ (TRUC CHI papermaking art) – Phan Hải Bằng
– In phẳng (Lithograph non toxic) – Lê Huy Tiếp
– In phẳng (Lithograph trên bản gỗ)- Lê Văn Ba
– In gôm (Gumprint) – Phan Hải Bằng
– In Cyanotype (Blue print) – Nguyễn Nghĩa Phương
– Collograph- Pornsawan Nonthapha- MSU Thailand

Chương trình hoạt động của sự kiện này bao gồm:
– Giới thiệu các thể loại và hình thức mới trong thực hành đồ họa tranh in như: Nghệ thuật sách (Book Art), Sắp đặt tranh in…
– Ứng dụng các phương tiện, kỹ thuật thể hiện mới trên các chất liệu đồ họa sẵn có: lithograph trên bản giấy, bản nhôm offset, bản gỗ,…gumprint, cyanotype, Trúc chỉ… để sáng tác các tác phẩm đồ họa hai chiều hay các tác phẩm nghệ thuật sách, sắp đặt.
– Giới thiệu các kỹ thuật chất liệu ứng biến từ loại hình khác vào nghệ thuật đồ họa:TRÚC CHỈ.
– Triển lãm các tác phẩm mới được sáng tác của các nghệ sỹ của ba miền, bao gồm mọi kỹ thuật, chất liệu và phương thức thể hiện: từ khắc gỗ hiện đại, khắc kim loại,…cho tới in gián tiếp trên các chất liệu, sắp đặt tranh in, tác phẩm sách.
– Tọa đàm về một số vấn đề của nghệ thuật đồ họa: quan niệm đồ họa hiện đại, đồ họa trong dòng chảy nghệ thuật đương đại, các phương thức thể hiện đồ họa mới v.v…
Tất cả các hoạt động trên trong khuôn khổ 2nd HPW nhằm góp phần củng cố lại cho công chúng, sinh viên nghệ thuật, và những người quan tâm đến nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật Đồ họa có thêm những hiểu biết về:
– Thực hành nghệ thuật Đồ họa là công việc không chỉ dành cho những họa sỹ được đào tạo bài bản, mà còn dành cho tất cả những ai yêu thích, do bởi sự đa dạng, dễ kiếm, dễ thích nghi của các kỹ thuật, chất liệu mới được mở rộng. Từ đó làm cho Đồ họa trở nên gần gũi hơn, làm cho mọi người không còn e dè hoặc xa lạ với nghệ thuật Đồ họa như trước đây.
– Ngoài tính chất tinh xảo, tỉ mỉ trong ngôn ngữ biểu hiện, nghệ thuật Đồ họa còn có thể mang hơi thở tươi rói của cuộc sống bằng những hình thức thể hiện nhanh chóng, mạnh mẽ, cập nhật…với những kỹ thuật đơn giản, nhanh gọn hay với những kỹ thuật thuộc nền công nghệ cao.
– Nghệ thuật Đồ họa không chỉ gói gọn trong ý niệm về khuôn in, bản in tĩnh… hay trong giá trị tự thân của nó, mà còn sẵn sàng là phương tiện, là cầu nối hoặc chính bản thân nó tham dự trực tiếp vào cuộc chơi nghệ thuật đương đại một cách tự nhiên, thông qua các hình thức: đồ họa ba chiều, đồ họa sắp đặt, stop motion…
– Đồ họa cũng như các loại hình nghệ thuật thị giác khác, không còn khu biệt trong một khái niệm chuyên ngành nữa, mà là một giá trị sẵn sàng nối kết để tạo nên giá trị tổng hòa cho cuộc chơi nghệ thuật thị giác.

Các hoạt động chính của 2nd HPW:
– Giới thiệu các thể loại, kỹ thuật, chất liệu mới
– Hoạt động sáng tác
– Triển lãm các tác phẩm mới
– Tọa đàm, trao đổi về quan niệm đồ họa đương đại, các hình thức, kỹ thuật, chất liệu đồ họa mới
– Tham quan tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật Huế
– Giao lưu, trao đổi với nghệ sỹ trẻ, sinh viên nghệ thuật Huế.

Các thiết kế liên quan:
– Logo sự kiện
– Áo, mũ, phụ kiện… phục vụ WS.
– Giấy chứng nhận tham gia workshop và triển lãm do Trường ĐH Nghệ thuật Huế cấp.
– Sách vựng tập, ấn bản trên giấy, ấn bản điện tử…
– Các phương án truyền thông: Facebook, báo điện tử, báo giấy, báo tiếng Anh, truyền hình, tạp chí chuyên ngành, website: www.vnprintmaking.com, web site Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Mỹ thuật TTH, trường Đại học Nghệ thuật- ĐHH, New Space Art Foundation, Vietnam TRÚC CHỈ Art…

VI. THÀNH PHẦN THAM GIA
Các nghệ sỹ tham gia WS gồm:
– Các nghệ sỹ Hà Nội
– Các nghệ sỹ TP Hồ Chí Minh
– Các nghệ sỹ khu vực Huế, miền Trung
– Các nghệ sỹ Thái Lan

VII. TRUYỀN THÔNG
1- Nguyễn Hồng Hạnh – Phó tổng biên tập Báo Thừa Thiên Huế
2- Nguyễn Bảo Hân- Phóng viên đài VTV tại Huế
3- Hoàng Phước Bửu – Phóng viên báo Vietnam News
4- Đình Toàn – Phóng viên báo Thanh niên
5- Nguyễn Quỳnh Trang- Báo Thể thao Văn hóa
Các tình nguyện viên là các nghệ sỹ trẻ, sinh viên nghệ thuật, sinh viên các trường trong Đại học Huế…

VIII. CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC CỤ THỂ
Ngày 20/6: + 9h Khai mạc, 14h30 tham quan Huế
Ngày 21/6: + 8h giới thiệu Book Art (Vũ Đình Tuấn)
+ 10h giới thiệu sắp đặt tranh in (Nguyễn Nghĩa Phương).
+ 14h giới thiệu in litho không độc hại (Lê Huy Tiếp).
Ngày 22/6: + 8h giới thiệu in gôm (Phan Hải Bằng)
+ 10 h giới thiệu in cyanotype (Nguyễn Nghĩa Phương).
+ 14h giới thiệu Nghệ thuật Trúc chỉ (Phan Hải Bằng)
Ngày 23/6 + 8h giới thiệu in Litho trên bản gỗ (Lê văn Ba)
+ 10h giới thiệu in Collograph (Pornsawan Nonthapha)
Từ chiều 23/6: các họa sỹ làm việc tại xưởng
Từ 24/6 đến 28/6 : từ 8h đến 17h các họa sỹ làm việc tại xưởng
Ngày 29/6: + 9h chuẩn bị trưng bày.
+ 17h Khai mạc TL
Ngày 30/6: + 9h toạ đàm và Bế mạc Workshop.

T/M Ban tổ chức và điều hành

TS. PHAN THANH BÌNH

Liên hệ:
Hà nôi: Nguyễn Nghĩa Phương: 0963 98 37 38
Huế: Phan Hải Bằng: 0935 10 14 14
TP HCM: Trần Văn Quân: 0908 07 59 88
-email: hueprintmakingworkshop@gmail.com
-fb: https://www.facebook.com/hueprintmakingworkshop

Nguồn: Facebook

Scroll to Top